Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Dạy con tự lập với những việc nhà phù hợp cho bé từ 2-12 tuổi

Làm việc nhà không chỉ là cách dạy con tự lập hiệu quả mà còn là cơ hội tuyệt vời để trẻ học về tinh thần trách nhiệm và vai trò của mình trong gia đình.

Tuỳ vào từng độ tuổi và thể trạng của trẻ, bố mẹ có thể phân chia công việc và khuyến khích trẻ làm việc nhà. Những trẻ được hình thành thói quen làm các việc vặt và được dạy về tính tự lập, tự giác và tinh thần trách nhiệm từ khi còn nhỏ, sẽ dễ dàng hơn khi bước vào giai đoạn trưởng thành.

Các công việc nhà cũng là bài học dạy con tự lập mà bố mẹ nên áp dụng từ sớm, ngay khi trẻ có thể tự làm một số công việc để phục vụ bản thân như tự ăn, tự mặc quần áo, tự cất gọn đồ chơi… Hãy để trẻ được bận rộn với những công việc phù hợp với mình vì đó chính là cơ hội tuyệt vời để trẻ được học hỏi và khám phá.

Infographic sau đây sẽ là những gợi ý công việc bố mẹ có thể giao cho con làm theo từng độ tuổi khác nhau:

Dạy con tự lập

Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

5 lý do khiến bé ăn mãi những vẫn không chịu lớn

Trong thực tế, nếu trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, trẻ sẽ có đủ “nguyên liệu” cần thiết để lớn và khoẻ.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng mau lớn dù cha mẹ dày công chăm sóc. Sau đây là những biện pháp:
Thứ nhất, cha mẹ cần quan tâm đến quá trình tiêu hóa thức ăn của bé. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở trẻ diễn ra ban đầu ở trong miệng, khi nước bọt được hoà trộn với thức ăn. Sau đó, thức ăn tiếp tục được kết hợp với các enzym tiêu hoá trong dịch tuỵ. Một phần thức ăn được tiêu hoá trong dạ dày, phần khác được tiêu hoá trong ruột. Để tiêu hóa dễ dàng, chất béo cần được chuyển đến ruột non. Sau khi được tiêu hoá, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu qua các thành ruột non, chuyển vào máu. Trong ruột già, mặc dù không có men tiêu hoá thì các vi khuẩn hữu ích vẫn giúp thức ăn thừa lên men. Do đó, để giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu tốt, hệ thống tiêu hóa của trẻ cần phải được phát triển hoàn toàn, hệ tiêu hoá phải bình thường, không mắc bệnh gì. Nếu hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn và tổn thương thì việc chăm nuôi bé sẽ rất vất vả.
Trong khi đó một trong những lý do gây tiêu hoá và hấp thu kém ở trẻ là vì bạn cho con tập ăn dặm vào thời gian không phù hợp (cho ăn dặm sớm quá). Tại thời điểm đó, hệ tiêu hoá và các enzyme của trẻ chưa hoàn thiện để tiêu hoá thức ăn, ngoài sữa. Hậu quả là dẫn tới tổn thương và rối loạn hệ tiêu hoá – hấp thu thức ăn kém tại thời điểm đó và sau đó.
Nguyên do thứ ba là bé sẽ chậm lớn nếu mẹ cho bé dùng những thực phẩm lạnh, thực phẩm không phù hợp với hệ tiêu hoá còn non ở trẻ. Với trẻ ăn dặm, thực phẩm cần được nấu chín thành bột, súp. Trẻ lớn hơn thì ăn cháo với thực phẩm được băm nhỏ, nấu chín để giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu dễ dàng, tránh các tổn thương tới hệ tiêu hoá cho trẻ.
 
Thêm vào đó chứng viêm ruột sẽ làm tổn thương và gây rối loạn hệ thống vi khuẩn có ảnh hưởng tới tiêu hoá và hấp thu thức ăn ở trẻ, làm bé chậm lớn. Chưa kể, khi bị bệnh, trẻ thường phải điều trị bằng thuốc kháng sinh – đây cũng là một yếu tố gây rối loạn vi khuẩn trong đường ruột, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá ở trẻ. Những lý do khác cũng làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng ở trẻ là trẻ đang bị táo bón.
Nguyên do cuối cùng, nếu trẻ em mắc các bệnh nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm tai, nhiễm trùng đường ruột hoặc đang khó chịu do mọc răng, sau tiên chủng… thì trẻ cũng sẽ tiêu hoá và hấp thu thức ăn kém thời gian này. Bởi vì khi trẻ bị bệnh, trẻ sẽ bị sốt, thậm chí sốt cao sẽ làm giảm hoạt động của các enzyme cũng như nhu động ruột. Nó sẽ làm giảm quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ bé nên tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp con dễ hấp thu dưỡng chất, mau ăn chóng lớn.
Các giải pháp thông minh
Đầu tiên, hàng ngày, cha mẹ cần đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Nhất là cần cân bằng các chất dinh dưỡng, bao gồm protein, tinh bột, đường, chất béo và đảm bảo có đủ các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ phát triển.
 
Trong khi đó, cha mẹ cần nhớ rằng thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm phải khoa học, khoảng 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm thích hợp nhất vì nó đảm bảo rằng trẻ có thể tiêu hoá các thức ăn khác nhau, ngoài sữa. Khi ấy, thức ăn dặm sẽ không làm tổn thương hệ tiêu hoá cũng như không gây rối loạn tiêu hoá, hấp thu cho trẻ lúc bấy giờ và mãi sau này.
Thứ ba, các bà mẹ nên chế biến và nấu thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bạn không nên cho trẻ thức ăn cứng, đòi hỏi phải nhai khi trẻ chưa có răng. Trẻ chỉ có thể nuốt mà không nhai kỹ sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của trẻ khiến hệ tiêu hoá của trẻ phải “làm việc” vất vả hơn. Nó có thể khiến hệ tiêu hoá mệt mỏi và hậu quả là sẽ làm giảm tiết men tiêu hoá và giảm nhu động ruột.
Tiếp theo, để đảm bảo hệ thống tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, bạn nên cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và sữa (protein, các chất vi lượng như Fe, kẽm và vitamin A …) để giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ tốt.
Theo Saga / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

10 cách đơn giản giúp phát triển ngôn ngữ cho con

Phát triển ngôn ngữ cho con là một trong những băn khoăn lớn nhất của nhiều bố mẹ. Ngoài trường học, thì môi trường gia đình là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp bé học nói tốt hơn.

Mẹ hãy trở thành cô giáo đầu tiên dạy con biết nói và hãy biết ngôi nhà thành trường học giúp phát triển ngôn ngữ cho con với 10 cách cực kỳ đơn giản và hữu ích dưới đây:

1. Tạo một thư viện nhỏ trong nhà ở vị trí thuận tiện để bé tự lấy được sách

Bạn nên để những cuốn truyện hoặc sách trẻ em ở bất kỳ phòng nào trong nhà mà các con có thể dễ dàng lấy và sử dụng. Một giá sách luôn có sẵn vài cuốn truyện phù hợp với độ tuổi trong phòng ngủ và phòng khách là cần thiết phòng khi bé muốn nghe bạn kể chuyện.

2. Cùng bé sáng tạo một quyển sách

Trẻ luôn thích được làm việc cùng với cha mẹ, muốn giúp đỡ người lớn và trở thành tâm điểm của sự chú ý. Bạn có thể cùng bé thực hiện một dự án nho nhỏ như sưu tầm những bức ảnh gia đình và làm một quyển sổ lưu niệm. Trong mỗi trang hay hình ảnh hãy dán vào một chữ cái, tên gọi, địa điểm liên quan. Bé chắc hẳn sẽ rất thích được nhìn thấy những người mình yêu quý, đồng thời học thêm một vài chữ cái, từ vựng, dần dần con có thể kể lại câu chuyện liên quan đến bức ảnh.

Ngoài ra các loại sách dưới dạng hình ảnh minh họa, sách nói cũng rất tốt cho bé trong quá trình học từ vựng.

3. Chọn những loại đồ chơi có tính giáo dục

Bạn nên giành riêng một khu vực trong nhà nơi không có sự hiện diện của bất kỳ món đồ chơi điện tử nào. Đây sẽ là không gian chơi với những món đồ như sách, bộ đồ ghép hình, thiết kế trang phục cho búp bê hay bộ đồ chơi nhà bếp không đèn nhấp nháy, không tiếng kêu bíp bíp…Nói một cách khác đây là không gian giúp bé tự học hỏi, nghiên cứu và khám phá thế giới. Vì thế đừng làm bé bị phân tâm bởi âm thanh hay ánh sáng từ những món đồ chơi điện tử.

4. Dán nhãn từ vựng ở các vị trí thuận tiện trong nhà

Bạn có thể dán từ vựng miêu tả các đồ đac, vật dụng ở bất kỳ vị trí nào bé có thể nhìn thấy. Đây là cách cực kỳ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả không ngờ giúp bé tạo được sự kết nối giữa ngôn ngữ và hình ảnh, giữa khả năng nói và nhận mặt chữ.

5. Dán bảng chữ cái xung quanh phòng

Để tăng thêm hứng thú học hỏi bạn có thể cùng bé cắt dán các chữ cái hoặc nếu không đủ thời gian, tìm một bảng chữ cái ở bất kỳ hiệu sách nào. Mỗi lần nhìn quanh nhà bé sẽ thấy sự hiện diện của chúng. Hỏi những câu như: Đó là chữ gì nhỉ? Hình gì vậy?...nhắc lại nhiều lần cộng với một chút kiên nhẫn bạn sẽ bất ngờ về khả năng ghi nhớ của các con.

Dạy con học nói
Bố và mẹ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng học nói sớm của bé. (Ảnh minh họa)

6. Giành một không gian nhỏ cho bé vẽ hoặc viết

Bạn nên để một không gian nhỏ trong nhà nơi có sẵn giấy,vở, bút chì, bút màu, bảng viết, phấn để bé có thể thỏa sức theo đuổi những sáng tạo riêng như vẽ một bức tranh, tô lại chữ cái hay những từ bé nhìn thấy quanh nhà đôi khi có thể chỉ là vài nét nghuệch ngoạc. Hãy để chúng khám phá thế giới theo cách riêng, sau đó bạn hãy chơi cùng và chỉ cho con cách viết hoặc vẽ sao cho đẹp hơn nhé.

7. Giữ lại những tờ báo cũ để bé xem hoặc làm đồ thủ công

Giữ lại những tờ báo hoặc tạp chí cũ để bé thỏa sức lật giở giữa các trang. Tạp chí thường có rất nhiều hình ảnh về con người, động vật, thức ăn, đồ đạc…mà bạn có thể vừa chỉ hình vừa cùng con nhắc lại các từ đó. Khi bé nhớ được mặt chữ, hãy cùng chơi trò tìm chữ trên tạp chí nhé. Bạn cũng nên khuyến khích bé cắt dán hình ảnh các con vật hay chữ cái từ báo hoặc tạp chí.

8. Tạo cho bé một không gian sáng tạo ngôn ngữ

Đây là cơ hội cho bé thực hành lại các từ đã được nghe hoặc học trong sách. Hãy đề nghị con tự kể một câu chuyện theo ngôn ngữ của chúng và khuyến khích bé thể hiện cảm xúc nhé.

9. Học từ vừng qua các biển hiệu, logo

Đó là những hình ảnh bé nhìn thấy hàng ngày như: logo nước ngọt, biển báo qua đường…và thể nhận ra chúng mà không cần biết trên đó viết gì. Bạn hãy cắt những hình ảnh này ra, ghi từ tương ứng, dán lên một tờ giấy hay tấm bảng, và đừng quyên nhiệm vụ của chúng ta là giúp bé nhắc lại nhiều lần.

10. Tạo cơ hội cho bé sử dụng ngôn ngữ hàng ngày 

Ví dụ như: nhờ con nói giúp danh sách các món đồ cần mua ngoài siêu thị, sau đó bạn sẽ viết lại. Và hãy chuẩn bị câu trả lời cho những thắc mắc: Con gà đẻ trứng như thế nào? Con cá ăn gì?...Trẻ luôn có vô số mối quan tâm ngộ nghĩnh như vậy, đó chính là cơ hội tuyệt vời để giúp bé học hiệu quả hơn đó.
Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Ở nhà chăm con và những "sự thật phũ phàng" bạn phải đối mặt

Ở nhà chăm con, bạn sẽ phải đối mặt với những "sự thật phũ phàng" sau:

Theo một báo cáo năm 2014 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), ngày càng có nhiều ông bố, bà mẹ quyết định ở nhà chăm con. Mặc dù công việc này mang lại cho họ nhiều niềm vui nhưng cũng có không ít những thách thức: từ một núi công việc phải hoàn thành trong ngày cho đến việc không có thời gian dành riêng cho bản thân.

Trang HuffPost Parents đã kêu gọi các ông bố bà mẹ chia sẻ những bức hình cho thấy công việc của họ khi ở nhà chăm con của mình như thế nào. Dưới đây là những bức ảnh miêu tả chuẩn nhất về việc ở nhà chăm con:

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con
Phòng khách nhà bạn sẽ luôn ở trong tình trạng "xếp xong lại bừa" như thế này khi có con nhỏ.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 3
Bạn sẽ không bao giờ được đi vệ sinh "một cách riêng tư" nữa.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 4
Không bao giờ được đi tắm một mình.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 5
Có quá nhiều đồ phải giặt giũ, máy giặt thì luôn trong tình trạng quá tải...

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 6
Phải ngồi "dính chặt" lấy cái ghế và ê ẩm mông vì cậu con trai bỗng dưng ngủ quên trên người mẹ mà không muốn đánh thức.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 7
Ở nhà chăm con có nghĩa là bạn sẽ có toàn bộ thời gian ở bên các con.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 8
Được nhìn thấy chúng vui vẻ, cười đùa hàng ngày.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 9
Lúc nào cũng phải cảnh giác nếu không nghe thấy tiếng động gì của con vì rất có thể chúng đang cặm cụi phá phách thứ gì đó.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 10
Lặp lại quy trình lau-dọn-lau-dọn hàng ngày.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 1
Ở nhà chăm con là phải biết tìm những cách sáng tạo nhất trong việc thay bỉm.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 2
Đi siêu thị một cách nhanh nhất có thể khi có 2 cái đuôi bám cùng.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 13
Phòng ngủ sẽ lộn xộn với lỉnh kỉnh nhiều thứ đồ.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 14
Luôn phải cảnh giác với cuộn giấy trong nhà vệ sinh

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 15
Ở nhà chăm con có nghĩa là bạn sẽ phải cùng lúc làm việc nhà và dạy con học. Bất cứ khi nào con cần hướng dẫn bạn cần có mặt ngay.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 16
Ở nhà chăm con có nghĩa là ở bên con mọi lúc mọi nơi.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 17
Là đánh vật với 3 cậu con trai lúc nào cũng nghịch ngợm.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 18
Ở nhà chăm con bạn sẽ chứng kiến những cảnh "rơi, đổ" như thế này hàng ngày.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 19
Nhà bạn sẽ không khác gì bãi chiến trường vì bị "phá hoại".

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 21
Ở nhà chăm con có nghĩa là bạn sẽ có thời gian để dạy con yêu thích những thứ nhỏ bé, đáng yêu như trồng hoa, tưới cây. Kí ức đó sẽ theo con trong suốt hành trình trưởng thành sau này.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 22
Bạn sẽ phải chấp nhận việc đi siêu thị trong tình trạng thế này.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 23
Không có cả "sự riêng tư" với những "thứ thuộc về bản quyền của mình".

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 24
Bạn sẽ có thời gian để "uống cà phê giả vờ" mỗi sáng với con trước khi bắt tay vào một núi công việc đang chờ.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 25
Bạn cũng sẽ được chứng kiến một "tác phẩm nghệ thuật" bất ngờ trên thân của con cún cưng và nhóc con nghịch như quỷ của mình.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 28
Ở nhà chăm con có nghĩa là giao cho con chơi đồ chơi hoặc chơi thủ công trong lúc nấu cơm và lúc bạn đã hoàn thành xong thì thấy sự việc như thế này...

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 29
Nhưng cũng sẽ có những khoảnh khắc ngọt ngào lịm tim khi cậu bé 3 tuổi mời: "Mẹ muốn chơi không ạ? Ngồi xuống đây chơi ô tô với con!".

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 30
Xe đẩy siêu thị không chỉ là để đựng hàng hóa nữa.

Sự thật phũ phàng khi bạn ở nhà trông con 31
Ở nhà chăm con có nghĩa là lúc nào cũng có hai cái đuôi bám dính lấy đầu gối và chẳng thể làm việc gì ra hồn quá 1 phút.

(Nguồn: H/T)
Theo Tường Vy / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Rèn con ngồi ăn một chỗ, tự xúc đồ ăn của mình

Muốn con ngồi ăn một chỗ, tự xúc đồ ăn của mình, không xem tivi, chơi đồ chơi hay chạy loăng quăng lúc ăn, chỉ có một cách: rèn luyện thành thói quen.

Nếu con không tự ăn mà phải được xúc, vừa ăn vừa xem tivi hay phải bày đủ trò, việc cho con ăn sẽ chiếm mất nhiều thời gian, trở thành gánh nặng mệt mỏi của gia đình, lại cản trở sự tự lập của trẻ. Tuy vậy, có rèn con tự ăn hay không cũng phụ thuộc vào mục tiêu của bố mẹ và người lớn.

Nếu mục tiêu là: em bé phải ăn mới khỏe/mới lớn/mới bụ bẫm thì sẽ dẫn đến hành động cho ăn bằng mọi cách. Nếu mục tiêu là bé tự nguyện/ độc lập/chủ động trong việc ăn uống thì hãy sẵn sàng chấp nhận có những thời điểm cả tháng bé chỉ ngồi vào ghế ăn… cho vui và ăn lăng nhăng mấy đồ không có nhiều dinh dưỡng mà bé thích. Trong khi các bé nhởn nhơ trên bàn ăn, các bà mẹ chúng ta phải rèn cho mình một ý chí sắt đá để không cảm thấy vô cùng sốt ruột khi so sánh  với các bạn hàng xóm hay bị mọi người phàn nàn.

Rèn con ngồi ăn một chỗ, không xem tivi, không đi rong
Mặt khác, điều này cũng phải tùy thuộc vào thể trạng, tính cách của từng bé nữa. Bé nào trộm vía “được nết ăn” thì cho ăn kiểu gì cũng nhàn, còn bé nào lười ăn thì bố mẹ sẽ phải vất vả hơn một chút.

Nếu muốn bé ngồi ngoan ngay ngắn khi ăn, thì chỉ có một cách: rèn luyện thành thói quen. Cứ hễ ăn là ngồi ghế, ăn cơm, ăn cháo, ăn sữa chua, ăn hoa quả cũng lên ghế. Ra khỏi ghế thì hết ăn. Con trai tôi – bé Đậu – có có thời kỳ hễ bố mẹ nhắc đến chữ “ăn” là tự động bê ghế ra ngồi vào.

Nhưng hiện tại, nguyên tắc của bố mẹ cháu đã được nới lỏng ra kha khá. Cháu chỉ ngồi ghế ăn khi ăn bữa chính, các bữa phụ (như bánh trái/hoa quả/sữa) thì mẹ cháu để đồ ăn ở một chỗ, cháu có thể vừa chơi loanh quanh vừa tự xử lý.

Để có một bước tiến mới là niềm vui, nhưng rèn luyện bước tiến ấy thành thói quen mới là thành quả.

Ví dụ, 16 tháng, Đậu đã tự xúc đồ ăn, ăn rất ngon lành, gọn ghẽ. Nhưng sang đến 18 tháng, bạn không thích xúc nữa. Bạn mặc kệ, đợi bố mẹ xúc, hoặc là bạn bốc. Việc bé mới biết xúc ăn, cũng như mới biết làm một việc gì đấy -  thời kỳ đầu sẽ khiến bé rất hào hứng, và có thể, làm rất tốt. Bé cũng coi như đấy là một “cuộc chơi” của mình. Nhưng lâu dần, bé sẽ chán vì không coi đấy là một trò chơi nữa.

Muốn duy trì thói quen cho con, theo kinh nghiệm của mẹ Đậu là đề nghị bé tự ăn những đồ bạn thích (với Đậu là rau, canh). Còn những đồ bạn không thích bố mẹ sẽ giúp bạn. Ví dụ bữa cơm nhà Đậu bây giờ, mẹ cho bé tự ăn rau, thịt, cá trước, rồi mới xúc cơm cho con. Đôi khi con thích thì tự xúc hết cả bữa, không muốn ăn nữa thì tự động giật yếm, kéo ghế, miệng bảo “ra, ra”. Nói chung, về cơ bản con vẫn chủ động trong việc ăn và không ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn của bố mẹ.
Theo Seatimes
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Mẹo sử lý những vấn đề sức khỏe khi bé mọc răng

Mọc răng luôn là một thử thách khó khăn của các bé, tuy nhiên, một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết cách xử lý hiệu quả những vấn đề sức khỏe mà bé gặp phải khi mọc răng.

là một “cột mốc” đánh dấu sự trưởng thành của bé và cho thấy cơ thể bé đang hoàn thiện để dần làm quen với việc ăn dặm. Thời kỳ mọc răng cũng có thể nói là giai đoạn “nhiêu khê” nhất của các bé bởi bé thường quấy khóc, làm nũng bố mẹ và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như sốt, đi tướt…. Tuy nhiên, nếu tìm ra nguyên nhân vấn đề, bố mẹ sẽ biết dùng “mẹo” nào phù hợp với con mình.

Bé mọc răng

(Nguồn: Momjunction)
Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Làm đồ chơi cho bé từ thùng các-tông

Ngày Tết gia đình sắm sửa bao nhiêu đồ mới, chắc sẽ dư ra nhiều hộp và thùng carton đựng đồ. Bạn chớ vội vứt hoặc bán ve chai các thùng này nhé, hãy tận dụng làm thành các món đồ chơi vừa rẻ tiền vừa độc đáo cho bé.

Từ hộp đựng giày, hộp bánh kẹo, thùng mì hay những thùng carton lớn đựng tivi, tủ lạnh đều có thể tái chế thành đồ chơi tuyệt vời cho bé. Đặc biệt là các bé lại thích mê các món đồ chơi có vẻ thô sơ, rẻ tiền này bởi chúng do chính ba mẹ bé tự làm, bé sẽ cảm thấy điều này vô cùng đặc biệt và đáng tự hào.

1. Làm bếp cho bé gái từ thùng carton

Sử dụng một thùng carton loại lớn hoặc 2-3 thùng carton nhỏ (thùng mì hoặc thùng sữa tươi), với dao kéo, băng dính và tận dụng các đồ có sẵn trong nhà như đĩa CD cũ, nắp hộp sữa, nắp chai…  trang trí bằng màu nước hoặc giấy gói quà, bạn đã có thể làm ra một căn bếp vô cùng xinh đẹp cho bé chơi nấu nướng. 

Ý tưởng đơn giản biến thùng các-tông thành đồ chơi cho bé 1
 
Thêm một bộ đồ hàng nữa là bé có thể làm một đầu bếp thứ thiệt sẵn sàng chế biến và phục vụ các món ăn ngon cho cả nhà rồi.

Ý tưởng đơn giản biến thùng các-tông thành đồ chơi cho bé 2
 
2. Gara đậu xe cho bé trai

Bé trai nào cũng có một bộ sưu tầm các loại xe hơi to nhỏ các cỡ, mà đã có xe thì phải có gara để còn đậu xe nữa chứ. Tận dụng những chiếc hộp carton không dùng đến nữa như hộp giày, thùng mỳ hay hộp bánh, cắt dán và trang trí một chút là bé đã có một gara hoành tráng cho tập đoàn xe hơi của mình rồi.

Ý tưởng đơn giản biến thùng các-tông thành đồ chơi cho bé 3

3. Khung hình trang trí phòng chơi của bé

Tận dụng các nắp hộp quà, hộp bánh bỏ đi cùng với giấy gói quà hoa văn khác nhau và một vài món đồ chơi của bé, ba mẹ có thể tạo ra một bộ khung hình trang trí phòng cho bé vừa sinh động, đáng yêu mà lại vô cùng độc đáo nhé.

Ý tưởng đơn giản biến thùng các-tông thành đồ chơi cho bé 4

Trong quá trình làm ba mẹ có thể để con tham gia cùng, hãy để bé tự lựa màu giấy để trang trí, lựa các món đồ chơi phù hợp để dán vào mỗi khung hình, hoặc nếu bé lớn một chút bạn có thể để bé tự cắt và dán với sự hỗ trợ của ba mẹ. Bé chắc chắn sẽ rất vui và tự hào về sản phẩm do chính mình làm ra này.
 
4. Hộp đựng sách truyện ngăn nắp của bé

Với vài bước vẽ, cắt, dán đơn giản, ba mẹ có thể hô biến thùng carton thành hộp đựng sách truyện cho bé. Hộp với ưu điểm gọn nhẹ nên có thể để ở dưới đất hoặc trên bàn gần góc học tập, góc chơi vừa tầm tay với của bé để bé có thể tự sắp xếp sách truyện gọn gàng và tự lựa chọn sách để xem mỗi khi cần.

Ý tưởng đơn giản biến thùng các-tông thành đồ chơi cho bé 5

Với hộp đựng sách riêng của mình, bé cũng học được cách quản lý và giữ gìn sách vở cũng như đức tính ngăn nắp, gọn gàng đấy.

5. Bể cá sinh động

Chiếc hộp đựng giày nhàm chán sau khi được tân trang lại và thêm vào các đồ trang trí chủ đề đại dương đã biến thành một bể cá sinh động cho bé chơi. Ba mẹ cũng có thể rạch vài đường ở trên nóc bể và luồn dây để tạo ra những “chú rối” cá bơi được trong bể nữa nhé. 

Ý tưởng đơn giản biến thùng các-tông thành đồ chơi cho bé 6

Với bể cá này, chúng mình có thể cùng nhau học về các sinh vật ở biển, đặc trưng của biển hoặc chỉ đơn giản là để trang trí cho góc chơi của bé thêm xinh đẹp rực rỡ.
Theo Mẹ Nhím / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

24 thử thách mọi đứa trẻ nên được trải nghiệm

Trèo cây, bắn tên, khám phá tổ ong... là những thử thách nguy hiểm nhưng lại khuyến khích sức sáng tạo và học hỏi của trẻ.

Rèn luyện con trẻ vào khuôn khổ là cần thiết nhưng chúng ta không nên kìm hãm niềm vui khám phá của con. Một tuổi thơ thỏa sức vui chơi, sáng tạo sẽ dạy cho trẻ rất nhiều những kỹ năng tuyệt vời: từ kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm đến trang bị sự tự tin - tất cả những kỹ năng này đều quan trọng trong cuộc sống trưởng thành của trẻ sau này.

Những trò nghịch ngợm của trẻ có thể là dùng kiếm đồ chơi đánh nhau hay làm cho bột sô-đa mù mịt trong bếp cũng chưa thể hiện hết được sự nghịch ngợm của chúng. Nhưng là bố mẹ với khả năng của mình bạn hãy hãy nói "Có" khi có thể và bỏ sang một bên giọng rầy la của mình.

Hãy tạo điều kiện cho con được cọ xát với thử thách. Điều duy nhất bạn cần làm là bình tĩnh trước những trò nghịch ngợm và nhẩm tính xem... mình phải mất bao nhiêu giờ dọn dẹp đống "hổ lố" mà bọn chúng vừa bày ra.

Câu trả lời vui vẻ nhất mà bạn có thể đáp lại con khi chúng xin phép được chơi môt trò chơi khám phá đầy thử thách nào đó là: "Được!". Câu trả lời này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có cảm giác lo lắng cho con nếu chúng bị thương hay lo lắng chúng sẽ gây phiền toái gì đó nhưng hãy "chiều lòng" chúng để chúng có cơ hội thỏa sức học hỏi.

24 thử thách nguy hiểm trẻ nên được trải nghiệm
Trèo cây là một thử thách mang lại cho trẻ nhiều kỹ năng. Ảnh minh họa.
Dưới đây là danh sách 24 thử thách nguy hiểm mọi đứa trẻ nên được trải nghiệm dưới sự giám sát của người lớn:

1. Học cách tạo lửa.

2. Trèo cây.

3. Ngủ ở bên ngoài.

4. Chạy chân trần trên cánh đồng cỏ.

5. Tháo một thiết bị gia dụng rồi thử lắp lại.

6. Nấu ăn trên bếp.

7. Dùng máy cắt cỏ.

8. Nói chuyện với người lạ.

9. Học bắn tên.

10. Tự bắt cá và chế biến thành món ăn.

11. Đẽo gọt một mảnh gỗ bằng dao.

12. Bắt tổ ong. 

13. Thử cầm một con rắn.

14. Chẻ củi bằng rìu.

15. Khám phá hang động.

16. Bắn pháo hoa.

17. Đi xuồng gỗ hoặc ca nô.

18. Đóng đinh.

19. Chơi với bộ đồ dùng hóa học.

20. Chồng cây chuối.

21. Học được té ngã sẽ như thế nào.

22. Lăn tròn xuống một ngọn đồi.

23. Đấu kiếm bằng que.

24. Xác định được loài hoa nào có thể ăn được và ăn chúng.

Cuối cùng, điều bố mẹ cần nhớ là "đừng ngăn cản" những khám phá và tò mò của các con. Điều bạn cần làm chỉ là có những nguyên tắc riêng để giữ an toàn cho trẻ. 

(Nguồn: Scarymommy)